Tin tức

Bí quyết để gia tăng độ bền của lớp màng chống thấm

Màng chống thấm cũng là một vật liệu chống thấm được nhiều khách hàng lựa chọn cho công trình của mình. Màng chống thấm có ưu điểm dễ dàng thi công, độ bám dính tốt, khả năng chống thấm tốt và đặc biệt là nó phù hợp với môi trường khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam. Vậy làm thế nào để gia tăng độ bền của lớp màng chống thấm để tiết kiệm được chi phí sửa chữa về sau. Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây để có thêm kinh nghiệm nhé.

độ bền của màng chống thấm hình 1

1. Vệ sinh sạch sẽ bề mặt trước khi thi công màng chống thấm

độ bền của màng chống thấm hình 2

Đây là công đoạn hết sức cần thiết và quan trọng trước khi thi công màng chống thấm và cũng là bí quyết để gia tăng độ bền của lớp màng chống thấm. Bạn cần phải vệ sinh sạch sẽ, hút hết bụi bẩn cát sỏi dính trên bề mặt sàn. Bởi vì khi sàn còn dính bụi bẩn thì sẽ cản trở khả năng bám dính giữa lớp màng với sàn bê tông khiến cho lớp màng giảm tuổi thọ và nhanh bị bong tróc hơn. Bạn có thể dùng máy hút bụi công nghiệp để hút sạch bụi bẩn một cách dễ dàng, đối với những bề mặt gồ ghề hoặc sàn mái thì hãy dùng máy thổi bụi công nghiệp để loại bỏ hết bụi bẩn, sau đó hãy trám trét và làm phẳng bề mặt để việc thi công màng chống thấm được dễ dàng và hiệu quả hơn.

2. Không nên thi công quá nhiều lớp màng chống thấm

độ bền của màng chống thấm hình 3

Nhiều người nghĩ rằng thi công nhiều lớp chống thấm thì hiệu quả chống thấm sẽ cao hơn. Nhưng hoàn toàn ngược lại vì khi lớp chống thấm quá dày thì phần vật liệu phía trên sẽ khô nhanh hơn có thể dẫn đến một số lỗi như dễ bong hoặc nứt. Để gia tăng độ bền của lớp màng chống thấm bạn nên thi công một lớp sơn tạo dính Primer mỏng theo hướng dẫn của nhà sản xuất khuyến nghị. Khi lớp sơn Primer này đã khô thì mới tiến hành thi công lớp màng chống thấm.

>> Bài viết nổi bật:

3. Dán phủ lớp lưới gia cố xung quanh mạch ngừng chân tường và xung quanh cổ ống

độ bền của màng chống thấm hình 4

Ở các vị trí tiếp nối giữa 2 loại vật liệu hoặc cùng 1 loại vật liệu mà thi công ở các thời điểm khác nhau thì sẽ xuất hiện mạch ngừng. Vị trí mạch ngừng dễ bị thấm nhất là ở chân tường nơi tiếp xúc giữa sàn bê tông với tường và xung quanh cổ ống. Do vậy, để gia tăng độ bền, chống nứt, chống thấm tốt thì bạn hãy dán phủ một lớp lưới gia cố xung quanh các vị trí mạch ngừng này. 

Cách làm như sau: Dùng chất chống thấm làm chất kết dính để dán phủ kín lớp vải lưới polyester lên vị trí mạch ngừng này và hãy miết chặt tấm lưới áp vào bề mặt sao cho lớp lưới này không bị phồng lên để khi lớp lưới khô sẽ không tạo ra khoảng hở và khi đó nước sẽ không thể thấm qua được. Sau đó để tăng độ bền chặt cho lớp màng chống thấm thì bạn hãy quét phủ thêm một lớp vật liệu lên bề mặt lưới.

4. Cán phủ và ốp lát bảo vệ khu vực thi công lớp màng chống thấm

Để tránh sự ảnh hưởng của thời tiết và môi trường xung quanh thì bạn nên cán phủ và ốp lát bảo vệ khu vực thi công lớp màng chống thấm. Đây cũng là một trong những bí quyết để gia tăng độ bền của lớp màng chống thấm. 

Sau khi lớp màng chống thấm đã khô và nghiệm thu đạt yêu cầu với nước thì hãy tiến hành cán phủ và ốp lát bảo vệ khu vực thi công lớp màng chống thấm này. Bạn chỉ cần sử dụng lớp vữa trộn xi măng để làm lớp cán phủ là đã có thể bảo vệ lớp màng chống thấm khỏi các tác động bên ngoài một cách hiệu quả rồi. Trong khi cán phủ bạn cũng nên lưu ý là khi cán nền thì nên đánh tạo độ dốc về các khu vực thoát sàn để tránh đọng nước cục bộ sẽ gây sự cố thấm dột làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ và sinh hoạt của gia đình.

Trên đây là bí quyết để gia tăng độ bền của lớp màng chống thấm. Đây là những phương pháp đơn giản, dễ thực hiện nhưng hiệu quả mang lại khá là cao. Qua bài viết này hy vọng các bạn sẽ có thêm những kinh nghiệm bảo vệ lớp màng chống thấm để bảo vệ công trình của mình được bền đẹp theo thời gian.

>> Có thể bạn quan tâm: Sơn chống thấm JYMEC – Lựa chọn tin dùng của mọi nhà
 

Comment here