Tin tức

Những lý do khiến sơn Epoxy gốc nước được ưa chuộng

Sơn Epoxy là dòng sơn công nghiệp đã không còn trở nên xa lạ đối với các chủ nhà thầu, chủ đầu tư công trình trong những năm gần đây. Đặc biệt những năm gần đây sơn Epoxy gốc nước đang nổi lên và được nhiều chủ đầu tư tin dùng và lựa chọn cho công trình của mình. Vậy có công thức đặc biệt nào giúp sơn Epoxy gốc nước được ưa chuộng đến vậy? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời dưới bài viết sau đây nhé.

1. Sơn Epoxy gốc nước là gì?

Sơn Epoxy gốc nước là loại sơn dùng nước làm dung môi, nó được sử dụng để phủ trực tiếp lên các loại bề mặt bê tông, kim loại, hợp kim nhằm bảo vệ và tăng cường các tính năng tốt cho bề mặt. Đây là loại sơn này được ứng dụng rất nhiều trong thực tế và đang trở thành sự lựa chọn hàng đầu trong thi công sơn sàn hiện nay.

Sơn Epoxy gốc nước được ứng dụng rất nhiều trong công nghiệp và đời sống con người. Các sản phẩm được sơn phủ Epoxy gốc nước có những ưu điểm nổi trội như có khả năng chịu lực, chống va đập tốt, chịu mài mòn. Thêm vào đó là khả năng chống trượt, chống thấm, chống cháy, chống vi khuẩn, chống ăn mòn axit…nên nó được các nhà thầu sử dụng phổ biến trong việc bảo vệ các sàn nhà máy, nhà xưởng, bệnh viện, phòng sạch,  các xí nghiệp hay các tòa nhà văn phòng,… 

2. Cấu tạo của sơn sàn Epoxy hệ nước

Sơn Epoxy gốc nước bao gồm:

Sơn lót Epoxy gốc nước: Đây là lớp sơn trung gian có vai trò giúp cho lớp sơn phủ Epoxy có thể bám chắc vào bề mặt sàn. Lớp sơn lót này không thể thiếu đối với bất kỳ bề mặt nào dùng sơn Epoxy.

Sơn phủ Epoxy gốc nước: Đây là lớp sơn phủ hoàn thiện có chức năng tạo màu sắc thẩm mỹ và phát huy tác dụng của sơn Epoxy hệ nước.

>> Xem thêm: Sơn epoxy nền nhà xưởng sự lựa chọn hoàn hảo cho nền nhà xưởng

3. Vì sao nên sử dụng sơn Epoxy gốc nước

Sơn Epoxy gốc nước đang được ưa chuộng và được sử dụng nhiều vì những lý do sau:
Thứ nhất phải kể đến là tính an toàn của sản phẩm: Do sơn hệ nước không chứa các loại dung môi dễ bay hơi nên loại sơn này không độc hại cho sức khỏe con người, và giúp bảo vệ môi trường. Dòng sơn này được sử dụng nhiều cho các phòng sạch, bệnh viện, các nhà máy dược phẩm, thực phẩm,….

Thứ hai xét về độ bóng mờ: Khác với những loại sơn epoxy khác, sơn Epoxy gốc nước có lớp bóng không cao mang đến cảm giác an toàn và không quá chói sáng.

Thứ ba là sơn Epoxy gốc nước có thể thi công trên những môi trường ẩm cao: Kể cả những khu vực tường có độ ẩm 10% sơn vẫn đóng rắn tốt. Trong khi đó sơn epoxy hệ dầu sàn nhà phải có độ ẩm dưới 5%.

Thứ tư là sơn Epoxy gốc nước chịu được tải trọng cao: Do dòng sơn epoxy dung môi nước có độ dày chỉ ~0.1mm nhưng khả năng chịu độ mài mòn và tạo độ cứng chịu tải trọng cao rất vượt trội.
Thứ 5 sơn Epoxy gốc nước rất đa dạng về chủng loại: Sơn Epoxy gốc nước có rất nhiều loại có các tính chất khác nhau phù hợp với điều kiện thực tế. Ví dụ: sơn Epoxy dung môi nước chống trơn trượt, sơn Epoxy dung môi nước chống thấm,…

Ngoài ra sơn Epoxy gốc nước còn có những đặc tính nổi trội hơn so với những dòng sơn gốc dung môi khác như: 

Nó tạo nên bề mặt chai cứng, chịu được ăn mòn axit nồng độ nhẹ.

Sơn Epoxy gốc nước có khả năng bám dính tốt với các bề mặt bê tông, có khả năng chống rêu mốc, mảng bám, kháng nước, chống thấm, chống trượt, chống cháy.

Nó có thể thi công trong điều kiện địa hình bị hạn chế, trong môi trường có bề mặt ẩm hoặc độ ẩm không khí cao, kể cả trong môi trường có chứa dầu.

Thi công sơn Epoxy gốc nước đơn giản và ít xảy ra sự cố hơn so với gốc dầu và có thời gian sử dụng lâu dài hơn. Khả năng khô (đóng rắn) tốt trong môi trường ẩm.

Sơn Epoxy gốc nước có thể mở rộng các điều kiện, địa hình thi công hơn rất nhiều so với sơn Epoxy gốc dầu.

Sơn Epoxy gốc nước chuyên dùng để sơn phủ trực tiếp lên bề mặt bê tông nhằm bảo vệ và tăng cường các tính năng tốt cho bề mặt.

4. Quy trình thi công sơn Epoxy gốc nước

Bước 1: Xử lý sàn bê tông: Dùng máy mài chuyên dụng để mài sàn, việc này sẽ giúp tạo nhám và tạo chân bám cho sàn bê tông liên kết tốt với sơn epoxy

Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt sàn bê tông: Dùng máy hút bụi công nghiệp để hút bụi bề mặt sàn. Vệ sinh sạch sẽ hết vữa thừa, xi măng, cát sỏi và dầu mỡ bám trên sàn.

Bước 3: Thi công lớp sơn lót Epoxy gốc nước. Lớp sơn lót này có tác dụng làm tăng cứng bề mặt sàn và tạo kết nối trung gian giữa sàn bê tông với lớp sơn epoxy phía trên.

Bước 4: Xử lý các lỗi, khuyết tật trên bề mặt sàn: Trám trét lại những vết nứt trên bề mặt sàn sau đó mài nhẵn.

Bước 5: Thi công sơn phủ Epoxy gốc nước thứ nhất lên bề mặt sàn.

Bước 6: Sau khi lớp sơn phủ Epoxy thứ nhất khô thì tiến hành chà ráp bề mặt.

Bước 7: Thi công sơn phủ epoxy thứ 2 hoàn thiện bề mặt.

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu để các bạn có thể biết được công thức đặc biệt giúp sơn Epoxy gốc nước được ưa chuộng. Với những ưu điểm điểm nổi bật này chúng tôi tin rằng sơn Epoxy gốc nước sẽ là lựa chọn tốt nhất cho công trình của bạn.

>> Bài viết nổi bật:

Comment here