Ly hôn là điều không ai mong muốn, nhưng nếu có chuyện đó xảy ra thì hãy đón nhận và chuẩn bị cho mình 1 cuộc sống mới mà không có vợ hay chồng bên cạnh.
Vậy những kiến thức, những quy định về quyền nuôi con sau ly hôn như thế nào. Cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây ngay nhé!
1. Các trường hợp bố mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi con
Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng giáo dục con cái khôn lớn, và trong trường hợp bố mẹ chia tay thì những trường hợp sau vẫn phải có trách nhiệm với con cái. Chúng ta sẽ xem qua một số thông tin dưới đây về quyền và nghĩa vụ nuôi con của cha mẹ sau ly hôn:
- Con vẫn đang tuổi đi học, vẫn là trẻ vị thành niên, chưa làm ra được của cải vật chất
- Còn đã qua 18 tuổi nhưng không có khả năng nuôi bản thân, và không kiểm soát được hành vi dân sự hay thực hiện quyền công dân
2. Các quy định về quyền nuôi con sau ly hôn
Những quy định này đều được nêu rõ trong nghị quyết 81 của chính phủ về quyền nuôi con sau ly hôn của các bậc cha mẹ và cụ thể như sau
Khi thủ tục ly hôn đã được giải quyết thì cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con khi chưa thành niên.
Trường hợp nếu con đã trưởng thành nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động cũng như không có khả năng tự nuôi sống bản thân thì sẽ được giải quyết theo các quy định của Luật này cũng như các Luật liên quan khác.
Nếu hai vợ, chồng đã thỏa thuận được về quyền nuôi con thì tòa án sẽ giải quyết theo ý nguyện. Còn nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về kinh tế, đạo đức để con của họ được hưởng sự nuôi dưỡng tốt nhất. Nếu con đã từ đủ 07 tuổi trở lên thì tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của con của cặp vợ chồng.
Nếu trẻ đang dưới 36 tháng tuổi thì sẽ giao trực tiếp quyền nuôi con cho người mẹ.. Trường hợp người mẹ không có khả năng trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì hai bên cần có sự thỏa thuận để đưa ra quyết định sáng suốt nhất cho sự phát triển của con.
Ngoài ra, quyền nuôi con do cha mẹ thỏa thuận hoặc tòa án quyết định tùy theo hoàn cảnh của đôi bên sao cho hợp lý và tốt nhất cho người con
Mời bạn tham khảo và tìm hiểu thêm các dịch vụ luật của chúng tôi trên website https://luatduonggia.vn
3. Quyền nuôi con của người ngoại tình
Trông trường hợp ly hôn do 1 người ngoại tình, tòa án sẽ căn cứ vào các yếu tố như : điều kiện về vật chất bao gồm ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ; các yếu tố về tinh thần bao gồm thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn …và tham khảo nguyện vọng của con cái để xem xét người được nuôi dưỡng đứa trẻ
Vì vậy, việc ngoại tình chỉ có thể là căn cứ để tòa quyết định quyền nuôi con thuộc về ai. Quan trọng vẫn là môi trường và khả năng nuôi dưỡng của ai tốt và thích hợp nhất. Tuy nhiên, người không nuôi vẫn trợ cấp hằng tháng cho người kia nuôi con chung.
Trên đây là những chia sẻ về các quy định về quyền nuôi con sau ly hôn, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn.
Có bất kỳ thắc mắc gì các bạn liên hệ số điện thoại tư vấn luật của văn phòng luật sư Dương Gia để có những thông tin lời khuyên tốt nhất nhé. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ Phòng 2501, tầng 25, tháp B, tòa nhà Golden Land, số 275 đường Nguyễn Trãi, phường Thành Xuân, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam hoặc số 024.73.000.111.
Cám ơn các bạn đã theo dõi bài chia sẻ của chúng tôi, đừng quên chia sẻ tới bạn bè người thân những người có nhu cầu nhé!
>> Xem thêm
Tại sao phải lấy chồng? – Lí do nhất định bạn không thể không biết
Làm thế nào để vợ chồng hiểu nhau hơn khi đã kết hôn?
Comment here